Fact #1 – Cả đàn ông và phụ nữ đều trang điểm ở thời Ai Cập cổ
Nếu bạn là fan của “Nữ hoàng Ai Cập” hẳn bạn đã biết về điều này rồi. Dễ thấy nhất là các vương thân quý tộc, những nhà giàu có danh giá đều trang điểm “lồng lộn” bằng mỹ phẩm màu đen và xanh lục (để vẽ mắt). Phụ nữ thì màu sắc hơn một chút, bôi thêm sơn đỏ lên má và môi.
Màu đen được làm từ bột galen và màu xanh lục được làm từ bột malachite (những khoáng chất được ưa chuộng vào thời đó). Ngoài ra họ còn có một chút tâm linh rằng make-up bằng 2 màu này sẽ được thần Horus bảo vệ.
Cả hai giới đều dùng nước hoa làm từ dầu, mộc dược và quế. Người Ai Cập cổ tin rằng đồ trang điểm của họ có khả năng chữa bệnh và đúng là nghiên cứu đã chỉ ra những mỹ phẩm đó thực sự giúp ngăn ngừa nhiễm trùng mắt và đuổi côn trùng.
Fact #2 – Trong quá trình ướp xác, não được kéo ra ngoài thông qua lỗ mũi
Theo một số tài liệu miêu tả thì quá trình kéo não này diễn ra như sau:
- Bước 1: đóng cọc nhọn qua đường mũi vào sọ
- Bước 2: khuấy tan phần não
- Bước 3: cho xác nằm sấp, chọc 2 ống vào 2 lỗ mũi
- Bước 4: thổi một bên và lấy chén hứng từ bên còn lại
Cơ quan duy nhất còn lại trong cơ thể sau khi ướp xác là trái tim vì trái tim được cho là nơi lưu giữ linh hồn, để lại trong xác chờ ngày “hồi sinh”.
Phụ nữ trước khi được ướp xác thường phải để cho rữa thịt vì sợ mấy ông ướp xác “ái tử thi” @@!
Fact #3 – Lực lượng lao động xây kim tự tháp không phải nô lệ
“Lực lượng lao động xây kim tự tháp là nô lệ” là thông tin được truyền bá sai lệch, thực sự lực lượng nô lệ ở Ai Cập khá ít và cũng không đóng vai trò sản xuất chính. Xây dựng kim tự tháp và các công trình lớn ở thời Ai Cập cổ phần lớn là nông dân (kiểu lao động cho nhà nước thay vì đóng thuế), thợ lành nghề, kỹ sư, thầy thuốc. Cũng không có chuyện lao động khổ sai, điều kiện lao động cũng không tệ như phim Hollywood hay truyện tranh “Nữ hoàng Ai Cập”.
Có nghiên cứu chỉ ra hài cốt các công nhân đều có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, được chữa bệnh như nắn xương hoặc phẫu thuật…—điều mà các nô lệ không được hưởng vào thời kì đó.
ĐỌC THÊM: Kim tự tháp Ai Cập thực sự có phải do hàng trăm nghìn nô lệ xây dựng?
Fact #4 – Sông Nile không phải tên “Nile”
“Nile” theo tiếng Ai Cập cổ có nghĩa là “dòng sông”. Tức là không có sông “dòng sông”. Mà là do dòng sông này có ý nghĩa to lớn với văn hóa, xã hội, lịch sử Ai Cập cổ đại nên họ chỉ gọi là “dòng sông” thôi và đương nhiên khi gọi “dòng sông” thì ai cũng auto tự hiểu là đang nói đến sông nào.
Sông Nile từng được tin rằng là con sông dài nhất thế giới nhưng sau được chứng minh là chỉ đứng thứ 2 sau sông Amazone.
Fact #5 – Mèo Sphynx không phải mèo Ai Cập, nó mới được lai tạo gần đây ở Canada
Mèo Sphinx hay còn gọi là mèo không lông Sphinx hay còn được biết đến là mèo Canada hoặc mèo Mexico không lông (tên chúng lấy theo tên theo hình ảnh nhân sư Ai Cập nên còn được gọi là mèo Ai Cập hay mèo Nhân sư) là một giống mèo được phát triển vào thập niên 1960 với đặc điểm là thân thể trần trụi, không có sợi lông nào. Giống mèo này được coi là một trong những giống mèo xấu nhất thế giới nhưng lại có giá rất đắt.
wikipedia
Không liên quan lắm, nhưng người Ai Cập cổ đại cạo lông mày để tỏ lòng thương tiếc cho cái chết của những con mèo họ nuôi.
Fact #6 – Dùng “ba con sói” từ cái thời trước công nguyên
Người Ai Cập được biết là đã sử dụng vải lanh để chế thành “ba con sói” sớm nhất trong lịch sử, từ khoảng 1000 năm TCN. Họ dùng nó để bảo vệ bản thân khỏi những căn bệnh nhiệt đới như bilharzia (bệnh sán máng có thể gây vô sinh hay ung thư bàng quan)
Những vật liệu kì dị được con người sử dụng làm “ba con sói”
Fact #7 – Trò lừa cưỡi lạc đà Ai Cập
Khách du lịch thường chụp ảnh cưỡi lạc đà khi đến tham quan Kim Tự Tháp. Nó giống như dịch vụ cưỡi ngựa chụp hình ở Đà Lạt hay mang trăn gấm trên vai thử độ cứng của bản thân ở Melaka. Cái “trò lừa” này như vầy:
- Thỏa thuận với chủ lạc đà giá cưỡi lạc đà để chụp hình (bao nhiêu tiền/bao nhiêu phút), không đi vòng vòng (ví dụ 2 đô-la Mỹ/10 phút)
- Các bên đều đồng ý với giá thoả thuận
- Tới hồi muốn xuống thì chủ lạc đà đòi thêm 10 đô-la để đưa xuống… Ủa??? Chơi gì kì zậy??? 😳
Lạc đà rất nghe lời chủ và muốn xuống cần có kỹ thuật, chưa kể lúc nó đứng nó cao thấy mồ tổ (khoảng 1 mét 6, mét 7) nên tính ra là không tự xuống được đâu. Vì vậy khi thương lượng giá thì phải nhấn mạnh giá thoả thuận là dành cho “khứ hồi”, leo lên và leo xuống, chứ không là bị bắt chẹt ráng chịu 🙃
Hoặc lỡ quên, bị hớ rồi thì cứng cựa làm căng nhất định không chịu trả thêm, đòi xuống bằng được thì (chắc là) chủ lạc đà cũng phải giữ cho xuống thôi ha. Cho xuống lẹ để còn đi kiếm khách khác chứ ha 🙄
KĨ THUẬT XUỐNG LẠC ĐÀ (theo lí thuyết)
Cái khó của lạc đà là có cục gù. Một tay giữ dây, một tay để lên cục gù rồi đẩy người lên bước xuống. Đương nhiên là lúc nó đang quỳ trên cát, chứ nó mà đứng thì dù có biết kĩ thuật đi nữa cũng làm sao mà xuống T_T
Trong trường hợp không tự đẩy người lên được (do to cao quá, nặng nề quá…) thì đành chịu khó làm căng hoặc xì thêm tiền. Bởi vậy mới nói, tập thể dục thể lực mỗi ngày chỉ có lợi chứ không có hại.
Lạc đà không chạy khi có người đang bước lên xuống trừ khi giật dây thúc nó chạy.
Giá cưỡi lạc đà khoảng 20 đô-la/30 phút. Cưỡi lạc đà cũng giống như cưỡi ngựa. Nếu biết cưỡi ngựa thì có thể tự điều khiển đi vòng vòng luôn cho “biết mặt”. Đừng dẫn vô chỗ đất đá là được.
NHÁY NHỎ: Lạc đà bị cấm lại gần kim tự tháp, cưỡi lạc đà lại gần kim tự tháp là chủ lạc đà mất hồn ô kê cho xuống ngay ^^