4 điều dễ gặp khi book tour du lịch ở Nhật

Kì nghỉ năm mới năm nay ở Nhật bắt đầu từ ngày 27-28/12 (tất nhiên là cũng tùy công ty nhưng đa số là 27-28), đến tận hết ngày 3/1. Kì nghỉ lễ kéo dài và tuyết về trên mọi miền quê nên nhiều bạn thanh niên đã lo chuẩn bị kế hoạch đi chơi xa cùng bạn bè. Cũng bởi thế mà các công ty du lịch ăn nên làm ra hẳn. Nếu không bị Covid phức tạp thì có lẽ du lịch Việt Nam cũng được khởi sắc như vậy :-<

Nói đi cũng phải nói lại, dịch vụ du lịch ăn nên làm ra nhưng chất lượng có đi kèm hay không lại là chuyện khác. Mới đầu năm mà “phốt phiếc” về du lịch nội địa Nhật tràn lan hết khắp các diễn đàn, tôi với cương vị là một khách du lịch cũng khá bức xúc với kiểu làm ăn chụp giựt này.

Dưới đây là những điều khi book tour du lịch nội địa Nhật mà ai cũng có thể gặp phải nếu không cẩn thận:

1
“Công ty” không có giấy phép kinh doanh

Để kinh doanh du lịch lữ hành trên đất Nhật—như liên kết bán tour, bán vé, sắp xếp tư vấn lịch trình cho khách, dẫn tour trong nước… thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như hướng dẫn viên du lịch có đủ chứng chỉ bằng cấp kinh nghiệm, bảo hiểm du lịch, đăng ký giấy phép kinh doanh với tiền bảo đảm tối thiểu phải 1,000万 (10 triệu yên, tương đương 2 tỉ đồng)… để khi xảy ra tai nạn hay các sự cố thì còn có đại diện công ty đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Với quy trình thủ tục và yêu cầu tài chính như vậy nên nhiều tổ chức không đủ điều kiện để đăng kí kinh doanh, sinh ra tự phát không có tư cách pháp nhân những vẫn muốn kiếm lời, ngang nhiên bán tour giá rẻ cho đồng bào, lên kế hoạch dẫn tour như những công ty thực thụ khiến nhiều khách du lịch lầm tưởng rằng đó là những công ty thứ thiệt. Vì không có giấy phép kinh doanh nên đương nhiên chất lượng cũng tương xứng, không thể thuê xe tốt, không thể có hướng dẫn viên chuyên nghiệp hay người tổ chức tour linh hoạt lành nghề.

Không nói về sự “phông bạt” hình ảnh màu mè bắt mắt trên mạng xã hội, không có giấy phép kinh doanh đồng nghĩa với không có văn phòng chính thức, mà không có văn phòng trụ sở thì không nên gửi gắm niềm tin. Có văn phòng còn chưa ăn ai nữa là!

2
Không mua bảo hiểm du lịch cho khách

Dù là du lịch tour ở Việt Nam hay nước ngoài, bảo hiểm du lịch cho khách đi tour là quyền lợi của khách hàng. Có công ty sẽ “tặng” phần bảo hiểm này, có công ty thì charge khách với giá ưu đãi, nói chung là tùy chính sách nhưng bắt buộc phải có.

Nhiều khi vì là những tour “chui” nên đương nhiên sẽ không thể mua bảo hiểm cho khách. Thành ra khi tham gia các tour này nếu xảy ra tai nạn hay bị sự cố thì sẽ không được bồi thường thiệt hại.

Khi kí hợp đồng với bất kì tour du lịch nào đều phải hỏi về bảo hiểm du lịch và mức bảo hiểm tối đa nhận được khi xảy ra các rủi ro, bất kể là tour tham quan hay tour trải nghiệm như trượt tuyết, lặn biển

Nhật Bản là một trong những nước đi đầu ban hành luật và chính sách luật bảo vệ người tiêu dùng nên bạn có quyền được khiếu nại tố cáo và có thể đòi bồi thường nếu trong chuyến đi xảy ra sự cố mà bạn không được công ty bán tour mua bảo hiểm du lịch cho.

3
Hướng dẫn viên nghiệp dư/không có nhiều kinh nghiệm

Thường thì hướng dẫn viên trước khi được dẫn tour cần có thời gian thực tập, đi theo phụ và học hỏi người dẫn chính dày dạn kinh nghiệm về nhiều kĩ năng. Nhưng không ít công ty để những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm/chưa có bằng cấp dẫn chính trong mùa cao điểm (vì thiếu người) nên kết quả nhiều khi trục trặc ngay từ lúc di chuyển, check-in khách sạn hay cách xử lí hời hợt những phàn nàn/yêu cầu của khách…

Còn những tổ chức hay nhóm tự phát thì khỏi phải nói rồi, “hướng dẫn viên” chỉ đi theo khách để làm mỗi việc là thông báo lên xe, xuống xe, ăn trưa, đi vệ sinh, nhận phòng… chứ không có tương tác giao tiếp nào khác trong hành trình, cũng như không có kiến thức/không có hứng/không thích giới thiệu về điểm tham quan mà để khách “tham quan tự do” và “tự do tìm hiểu”. Ơ kìa! :)))

第七十四条 次の各号のいずれかに該当する者は、一年以下の懲役若しくは百万円以下の罰金に処し、又はこれを併科する。
 第三条の規定に違反して旅行業を営んだ者
 不正の手段により第三条の登録、第六条の三第一項の有効期間の更新の登録又は第六条の四第一項の変更登録を受けた者
 第六条の四第一項の規定に違反して第四条第一項第三号の業務の範囲について変更をした者
 第十四条の規定に違反してその名義を他人に利用させ、又は旅行業若しくは旅行業者代理業を他人に経営させた者
 第十四条の三第一項の規定に違反して所属旅行業者以外の旅行業者のために旅行業務を取り扱つた者
 第二十三条の規定に違反して旅行サービス手配業を営んだ者
 不正の手段により第二十三条の登録を受けた者
 第三十二条の規定に違反してその名義を他人に利用させ、又は旅行サービス手配業を他人に経営させた者

Lược dịch: Đối với hành vi hành nghề du lịch không có giấy phép, phạt tù lên đến 1 năm, phạt tiền lên đến 100 man hoặc cả hai.

Trích Luật Kinh doanh Lữ hành ở Nhật Bản
3
Hủy chuyến sát ngày khởi hành

Lí do có thể là do thời tiết (tuyết rơi dày, mưa bão, sụt lở sạt lún…)

Nhưng cũng có thể là do thiếu phòng/hết phòng khách sạn vì không đặt trước; đến sát ngày không thuê được xe chở khách; hoặc thuê được xe nhưng… không có tài xế. Các trường hợp này chủ yếu hay gặp ở các nhóm tổ chức tour tự phát.


Các nhóm tour tự phát có giá rẻ hơn tour do công ty tổ chức—đây là điều tất nhiên—nên có rất nhiều bạn trẻ lựa chọn để tiết kiệm chi phí. Thực tế chất lượng ra sao thì có đi mới biết, nhưng tốt hơn hết là không nên rước bực vào người vì những tour như thế rủi ro thất vọng rất cao.

Nếu có ý định book tour giá rẻ, sao bạn không thử tự lập lịch trình để đi tự túc? 😉 Còn nếu bạn vẫn quyết định book tour thì nên chọn những công ty uy tín như Rakuten, JTB hay HIS; hoặc Klook chẳng hạn (có hướng dẫn viên tiếng Việt hay không thì bạn cần liên hệ trực tiếp để hỏi cho chắc ha!)

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x