6 sự kiện, lễ hội lớn nhất Nhật Bản

Ở Nhật có nhiều lễ hội và sự kiện diễn ra quanh năm nhưng chỉ tính các lễ hội lớn mang tầm ảnh hưởng thì cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay và thu hút nhiều khách du lịch từ khắp mọi nơi. Một số muốn tìm hiểu thêm về văn hóa Nhật Bản, một số khác như tôi – chỉ là ham vui thôi =))


6 sự kiện, lễ hội lớn nhất Nhật Bản

#1 — Oshogatsu (Tết)

Thời gian — 30/12 ~ 3/1
Phạm vi — Cả nước

Không giống như các nước láng giềng ở châu Á, người Nhật đã chuyển từ Tết âm lịch sang Dương lịch từ năm 1873. Nhờ vậy mà chính phủ không phải trả lương tháng 13 cho công chức. Tuy đã chuyển sang đón năm mới theo dương lịch nhưng người Nhật vẫn giữ phong tục ăn mì soba vào đêm giao thừa để được trường thọ, hay rung chuông 108 lần vào thời khắc chuyển giao năm mới và năm cũ tại các chùa chiền Phật giáo, hay đi lễ chùa mùng 1, lì xì cho trẻ em để “lấy hên”…

Osechi ryori

Oshogatsu rơi vào ngày 1/1 nhưng kỳ nghỉ lễ sẽ kéo dài từ 29/12 đến 4/1. Đặc biệt vào ngày 2/1, người dân Nhật có được một “đặc quyền” hiếm hoi (chỉ được cho phép 2 lần/năm)–đó là vào bên trong khu vực khuôn viên Cung điện Hoàng gia ở Tokyo để gặp gỡ gia đình đức vua. Ngày còn lại được vào là sinh nhật của Nhật hoàng.

Nhật Bản tuần cuối năm

#2 — Setsubun

Thời gian — 3/2 hoặc 4/2
Phạm vi — Chùa và đền thờ lớn trên cả nước

Setsubun (節分 – tiết phân) có nghĩa là sự phân chia giữa các mùa. Setsubun mùa xuân còn được gọi là đêm-Giao-thừa-không-chính-thức, bởi đó là lúc kết thúc mùa đông lạnh lẽo, đón mừng một mùa xuân ấm áp hơn và cũng là sự kiện khởi động cho haru matsuri (Lễ hội mùa xuân) tại Nhật Bản.

Lễ hội Setsubun thường đi kèm với một nghi thức đặc biệt gọi là mamemaki (豆撒き, ném hạt đậu) với niềm tin gột sạch tất cả những điều xấu của năm cũ và xua đuổi linh hồn tà ác mang bệnh tật trong năm mới. Vì vậy mà Setsubun còn được gọi là “Lễ hội ném hạt đậu”.

6 sự kiện, lễ hội lớn nhất Nhật Bản - setsubun

Mamemaki được thực hiện như thế nào?

Các hộp đậu nành rang sau khi cúng bái xin ban phước lành sẽ trở thành “đậu phúc” (福豆 – fuku mame). Những người trình diễn nghi lễ trên sân khấu (thường là trẻ em) dùng những hạt đậu phúc này ném vào người đeo mặt nạ quỷ Oni, đồng thời đám đông xung quanh đồng thanh:

“Oni wa soto! Fuku wa uchi!” (鬼は外! 福は内!) – “Ma quỷ biến đi! May mắn tới!”

Sau đó, những gói đậu nành rang khác cùng những gói quà nhỏ (bên trong có kẹo hoặc tiền) sẽ được các nhà sư ném xuống đám đông.

Ở những đền thờ lớn, họ còn mời những nhân vật nổi tiếng trong xã hội đến tham dự lễ hội Setsubun, như đô vật sumo hay võ sĩ samurai.

#3 — Ngày sinh Nhật hoàng

Thời gian — 23/2
Phạm viCung điện Hoàng gia Tokyo

Nhật hoàng Akihito chào dân chúng vào ngày 23/12/2018 (năm Heisei thứ 30)
Lá cờ mà người dân cầm được gọi là cờ sinh nhật
Hàng người xếp hàng để được vào bên trong khuôn viên Cung điện

Khi Nhật hoàng Akihito tại vị thì ngày 23/12 được xem là quốc lễ. Nhưng hiện tại là niên đại của Nhật hoàng Naruhito nên sinh nhật của Hoàng đế cũng được đổi thành 23/2 hàng năm.

Vào ngày này, Nhật hoàng sẽ cùng với các thành viên chủ chốt trong gia đình xuất hiện trên ban công của cung điện. Đây là sự kiện mỗi năm mới có 1 lần nên cả người Nhật và khách du lịch đều rất hào hứng, tập trung đông, vẫy cờ khí thế.

4 — Hanami

Thời gian — Từ 15/3
Phạm vi — Cả nước

Hanami là lễ hội ngắm hoa anh đào ở Nhật. Hanami không phải là quốc lễ, nhưng lại là một trong những sự kiện, lễ hội lớn nhất của đất nước này vào mùa xuân. Hanami cũng là một nét văn hóa và là dịp mà khách du lịch từ nhiều nơi đổ xô đến Nhật.

Việc ngắm hoa anh đào không cố định vào một ngày nào, tuỳ thuộc vào thời gian nở hoa mà mỗi vùng miền tổ chức hanami khác nhau. Miền nam miền tây thời tiết ấm hơn, hoa sẽ nở sớm hơn miền trung miền bắc. Áng chừng hanami bắt đầu từ giữa tháng 3 trở đi.

6 sự kiện, lễ hội lớn nhất Nhật Bản - hanami
Inokashira-kouen vào cuối mùa hanami

Hanami: Thưởng hoa như người Nhật

5 — Tuần lễ vàng

Thời gian — 29/4 ~ 6/5
Phạm vi — Cả nước

Tuần lễ Vàng bắt đầu từ 29/4 hàng năm – ngày sinh của cố Hoàng đế Chiêu Hoà. Liên tục sau đó là ngày Hiến pháp 3/5, ngày Cây xanh 4/5, ngày Tết thiếu nhi: 5/5. Ngày 30/4 và 1/5 tuy không phải là ngày lễ nhưng người Nhật nghỉ “lún” luôn (nghỉ bằng phép năm). Còn ngày 6/5 là ngày được nghỉ vì những ngày trước và sau “Ngày nghỉ lễ toàn dân” cũng là ngày nghỉ theo quy định (trích theo lịch đỏ của Nhật).

6 sự kiện, lễ hội lớn nhất Nhật Bản - tuan le vang

Mặc dù mỗi ngày lễ trong Tuần lễ Vàng không phải là sự kiện lớn, nhưng kết hợp lại thì thành kì nghỉ lễ dài nhất năm. Tuần lễ vàng (Golden Week) cũng bắt nguồn từ việc nghỉ lễ dài ngày như vầy.

6 — Obon

Thời gian — 15/7 âm lịch, 15/7 dương lịch, 15/8 dương lịch
Phạm vi — Cả nước

Obon là lễ hội Phật giáo được tổ chức trên phạm vi cả nước nhưng mỗi vùng lại tổ chức theo một ngày khác nhau, thành ra mới có chuyện có 3 thời điểm của lễ Obon.

  • Vùng KantoTohoku tổ chức Shichigatsu Bon (Bon tháng 7) vào ngày 15/7 dương lịch
  • Phía bắc của vùng Kanto, vùng Chugoku, Shikokutỉnh Okinawa tổ chức Kyū Bon (Bon cũ) vào 15/7 âm lịch
  • Kyoto và các vùng khác tổ chức Hachigatsu Bon (Bon vào tháng 8) vào 15/8 dương lịch. Đây cũng là thời gian được tổ chức phổ biến nhất

Dù ngày không thống nhất nhưng Obon luôn được tổ chức vào mùa hè và được nghỉ 3 ngày.

6 sự kiện, lễ hội lớn nhất Nhật Bản - obon

Obon giống lễ Vu lan báo hiếu 15/7 âm lịch của Việt Nam vậy. Họ cũng làm lễ mời linh hồn tổ tiên “về chơi”; đi thăm đền thờ, chùa chiền và mộ gia đình. Buổi tối thì thắp đèn lồng trước nhà để đưa đường dẫn lối cho các linh hồn. Nhưng mà hình như không có cúng “các bác” (ý là ma đói, những linh hồn vất vưởng) như Việt Nam mình.


Chia sẻ kinh nghiệm

  • Vào ngày Tết Oshogatsu, đảm bảo khách du lịch sẽ có cơ hội lớn được thưởng thức nhiều món truyền thống của Nhật 😉
  • Nếu bạn ở Tokyo, hoặc có ý định ngó nghiêng Setsubun ở Tokyo thì có thể đến:
    1. Chùa SensojiAsakusa | Bắt đầu từ 2:30pm
    2. Tokyo Tower | Bắt đầu từ 10:45am
    3. Đền Suitengu | Bắt đầu từ 2:30pm
    4. Chùa Zojoji | Bắt đầu từ 12:20pm
  • Tuần lễ Vàng là thời gian người Nhật sắp xếp đi chơi nhiều nhất, tận dụng kì nghỉ dài ngày để đi du lịch. Nhiều doanh nghiệp cũng đóng cửa ít nhất 1 tuần. Các điểm tham quan trên khắp cả nước thì đông đúc toàn người là người. Nên ai mà muốn đi chơi thời gian này thì suy nghĩ lại xem có chen chúc nổi không nha. Cần lên kế hoạch để đặt phòng đặt vé trước nữa…

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: Mùa du lịch cao điểm của Nhật cũng thường bắt đầu ngay sau khi Tuần lễ Vàng kết thúc. Thời gian này giá khách sạn thường sẽ ở mức cao; giao thông nghẹt lên nghẹt xuống; công viên, đền thờ và những nơi tham quan vẫn sẽ tràn ngập người cứ như một nửa đất nước cùng đi du lịch 1 lúc :))

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x