Dưới đây là 6 bài học trong 7 năm tôi miệt mài đi du lịch!
#1 — Bài học nặng nhất: pack quá trời đồ không cần thiết
Hôm mùng 9 Tết tôi vừa gặp cậu em học chung trường Đại học, khác khoa, sau tôi 1 khóa. Ngồi nói chuyện một hồi nó bảo:
“Ngày xưa đi du lịch vài ngày mà em mang cả vali theo, có cả mùng mền chăn gối. Thế mà giờ đi cả tuần có khi cũng chỉ vài bộ đồ bỏ gọn trong cái balo bé tí.”
Tôi cười khoái chí, nghĩ thầm sao mà giống mình thế, hồi mới “nhập môn” du lịch mình cũng vậy!
“Điều đó chứng tỏ chúng ta đã trưởng thành :))”
Cả hai chúng tôi đều phá lên cười.
Nhớ lại lần đầu xách balo lên và đi, vì hứng khởi nên tôi mang theo quá trời đồ (trung bình 2 bộ đồ/ngày để sống ảo, cộng thêm đồ ngủ và áo khoác các kiểu). Cuối cùng thì không mặc hết từng ấy, phí cả công mang :-<
Rồi lần đầu tiên đi làm xa nhà, ở tít Phú Quốc. Công việc đòi hỏi phải sơ-vin đóng thùng, giày bít mũi màu đen, làm việc từ 8h sáng đến 5h chiều, được cấp suất ở kí túc xá nhân viên, xung quanh bốn bề là rừng rú. Tình hình khi đó tính ra là tôi chỉ có đi làm xong về ngủ lấy sức để hôm sau đi làm tiếp thôi, không có dịp chơi bời tụ tập gì đâu. Ấy vậy mà tôi ngớ ngẩn xếp hành lí tận... 30 kí, còn hơn cả khi đi du học -_-
Sau vài lần pack đồ vô tội vạ như vậy, tôi tự vấn bản thân và đúc kết kinh nghiệm trong bài viết xếp đồ nhỏ gọn. Cũng nhờ vậy mà những chuyến đi sau này nhẹ nhàng hơn hẳn.
#2 — Bài học vẫn phải đang tiếp tục học: book phòng “chọn mặt gửi vàng”
Việc chọn phòng để book là khâu quan trọng lắm luôn. Tôi nghiệm ra được khá nhiều sau khi gặp “en-nờ” sự cố về việc book phòng. Mà sự cố về phòng ốc cũng chiếm 70% các sự cố mà tôi gặp phải trong 7 năm qua. Tuỳ vào mục đích của bản thân mà tôi chọn mô hình phòng ốc phù hợp.
Ví dụ một số kinh nghiệm của tôi:
- Khi cần làm lịch trình chi tiết để xin visa, cần cung cấp thông tin khách sạn thì tôi dùng Booking.com vì trên đó có khách sạn cho phép free cancellation (miễn phí huỷ phòng). Tuy Agoda cũng có chính sách giống Booking nhưng lại không “phủ sóng” rộng rãi như Booking.
- Khi du lịch ở Nhật thì tôi book qua Airbnb. Một phần vì sự tiện nghi (có sẵn lò vi sóng, bồn tắm, có chỗ còn có cả máy giặt, máy sấy tóc) — đây là ưu điểm giúp cho hành lí bớt cồng kềnh. Phần khác là vì giá thuê tính ra lại rẻ hơn khách sạn nếu chịu khó tìm. Ai đi Nhật rồi sẽ biết, khách sạn ở Nhật giá cao “má ơi” luôn :|
Đăng kí tài khoản Airbnb ở link này để được hưởng giảm giá tới 52 đô Mỹ trong lần đặt phòng đầu tiên.
- Ở Sing thì không nên book Airbnb vì sẽ bị giảm độ uy tín của bản thân khi nhập cảnh. Hải quan sẽ soi và hỏi nhiều lắm nếu thấy bạn book qua Airbnb. Muốn biết tại sao thì đọc thêm ở bài này ha!
Vân vân và mây mây nữa mà hôm nào rảnh tôi sẽ ngồi viết.
Mỗi mô hình kinh doanh lưu trú có cách vận hành khác nhau, giá cả cũng khác nhau. Homestay thì sẽ khác hotel, hotel lại khác với resort. Giá cả chênh lệch cũng một phần vì dịch vụ cung cấp, nơi nào cung cấp ít dịch vụ và tiện ích hơn thì sẽ rẻ hơn. Cho nên khi muốn đi đâu thì bạn nên tìm hiểu kĩ, suy nghĩ xem nên đặt phòng qua mô hình nào thì tối ưu nhất cho bản thân.
#3 — Bài học đắt nhất: không nói chuyện nhiều với người lạ
Phải nói đây là bài học đắt giá nhất của tôi trong 7 năm qua. Đắt theo nghĩa đen.
Nói sơ qua thì tôi có thuê dorm tại Feli Home ở Sài Gòn để ở trong thời gian sửa nhà. Hiện tại tôi tìm trên Booking thì không thấy cái “home” đó available nữa, chả biết là tôi đã bị host chặn hay lí do nào khác :)
Host được công an cho vào diện tình nghi, có điều là không có camera để kiểm tra nên đành đuối lí. Tôi bị mất tiền, còn host thì đổ cho tôi "thông đồng với công an khu vực để làm tiền". Nghẹn ngào “hớt sức”!
Chốt lại thấy ai lạ lẫm mà thân thiện quá thì lo chạy cách xa 800 mét nha 🥲
#4 — Bài học “Tuesday”: book các thể loại vé qua một bên thứ ba
Nhiều khi để đỡ tốn công và thời gian tìm vé, rồi lại tìm phòng, rồi lại tìm chỗ đi chơi... thì tôi book qua trung gian cho lẹ. Chỉ cần nói với bên dịch vụ các yêu cầu, sau đó rung đùi ngồi đợi thôi.
Những trang bao trọn gói từ vé máy bay, phòng, tour... như Traveloka hay ivivu có cái lợi là có code giảm giá, có deal khuyến mãi, có bộ phận chăm sóc khách hàng. Nếu săn trúng đợt thì cũng được combo rẻ dữ lắm. Nhưng cũng có cái không hay là vì kiêm nhiệm nhiều quá nên dịch vụ chưa thực sự tốt.
Như lần đầu tiên đi nước ngoài, tôi vì còn lơ ngơ nên quyết định tin tưởng book phòng qua ivivu và trúng phải một phòng tệ thật tệ với giá 600k vào thời điểm năm 2014 ở Bangkok. Hay lần đi Phú Quốc book vé máy bay qua một bạn đại lý, mãi đến sát ngày về rồi mà không xuất vé bay, buộc tôi phải gia hạn phòng thêm 1 ngày để xử lí vụ vé vủng.
Sau mấy pha lệch sóng như vậy thì tôi tự book hết các thể loại vé luôn cho lành.
#5 — Bài học no nhất: chi quá chi lố cho phần ăn uống
Để đề phòng “chi mà không nghĩ” như tôi đợt ăn nguyên kí cua Bali năm 2018 làm thâm hụt ngân sách thì — ngoài các khoản cố định phải thanh toán trước như vé máy bay, phòng ốc, tour tiếc — khoản ăn uống chi tiêu dọc đường bạn nên chia nhỏ từng ngày, ngày nào tiêu ngày đó. Nếu xài thâm qua khoản dự trữ thì sau khi đi du lịch về bạn khó mà thanh toán được mớ hóa đơn đang chờ: nào tiền nhà, điện nước, xe cộ, internet... Không thể nào đi chơi về rồi mượn nợ được, mất thể diện lắm 🥲
Ngoài ra thì có lỡ bị mất tiền thì cũng không mất hết sạch như tôi :(
#6 — Bài học kĩ thuật số: không biết chụp hình/không có gì chụp để lưu lại kỷ niệm
Tôi có một điều rất tiếc nuối, đó là đã không đầu tư cho bản thân một cái máy ảnh từ hồi mới "nhập môn" du lịch bụi. Kỉ niệm lặn có bình dưỡng khí năm 2014 ở biển Phú Quốc hay lần đầu đi nước ngoài đều không có hình ảnh lưu giữ :(
Tôi có mua quà lưu niệm, đi đây đi đó đều mua những món nho nhỏ. Nhưng tình hình cũng không khá hơn là mấy khi không có kệ để trưng nên thất lạc gần hết :(
Nay tôi đã có máy ảnh của riêng mình nhưng vì Covid thành ra không đi được đâu, chỉ có ở nhà chụp con là chính -_-
Vưng, 6 bài học đến đây là hết zồi 🙃