Mùa xuân ở Úc năm nay thật kì lạ, thay vì nắng ấm đón hè thì thời tiết cứ lạnh căm căm, có hôm xuống chỉ còn 6 độ C. Ngay cả thời sự Úc cũng đưa tin về hiện tượng 30 năm mới lại xảy ra này. Tranh thủ một ngày có nắng, 2 mẹ con tôi tha nhau đi sở thú chơi, để con xả stress và tôi cũng được thư giãn.
Nhưng Melbourne có nhiều sở thú như vậy thì nên đi cái nào ta :-?
Google một cái, Zoos Victoria hiện ra ở đầu trang. Tham khảo thêm từ các anh chị có con nhỏ, tôi quyết định đăng kí Zoos Victoria Membership (đăng kí online) với giá $126 $159 T.T (giá cập nhật tháng 8/2024)
Đăng kí membership có gì hay?
- Vào cửa không giới hạn Melbourne Zoo, Healesville Sanctuary, Werribee Open Range Zoo và Kyabram Fauna Park trong vòng 12 tháng kể từ ngày đăng kí (4 cái sở thú này đều thuộc quản lý của Zoos Victoria)
- Vào cổng nhanh chóng, không cần xếp hàng, không cần đăng kí trước khi đến (nếu không phải membership thì khi muốn đến Healesville Sanctuary cần đăng kí trước)
- Miễn phí vào cửa không giới hạn Taronga Zoo (thành phố Sydney - bang New South Wales), Western Plains Zoo (bang New South Wales), Adelaide Zoo (thành phố Adelaide - bang South Australia), Monarto Zoo (cách trung tâm Adelaide 70km) và Perth Zoo (thành phố Perth - bang Western Australia)
- Trẻ em dưới 16 tuổi được miễn phí đi kèm người lớn, tức là 2 mẹ con tôi chỉ cần 1 vé
- Có nhiều sự kiện dành riêng cho thành viên (như đặt tên cho voi con mới sinh)
- Có cho... trả góp (mỗi tháng
$10.5$13.25) - Người cao tuổi hay giáo viên đều được giá ưu đãi hơn (người cao tuổi
$114$144, giáo viên$90$126)
Trong 4 sở thú thuộc Zoos Victoria thì có 2 sở thú ở gần trung tâm Melbourne CBD (Melbourne Zoo và Werribee Open Range Zoo), 2 sở thú ở xa tít: Healesville Sanctuary (1 tiếng rưỡi đi xe) và Kyabram Fauna Park (2 tiếng rưỡi đi xe)
Nếu không đăng kí membership thì giá vé mỗi lần vào cửa sở thú sẽ là:
- Melbourne Zoo -
$42$53/người lớnkèm 1 trẻ em dưới 16 tuổi, xem thêm tại đây - Healesville Sanctuary -
$42$53/người lớnkèm 1 trẻ em dưới 16 tuổi, xem thêm tại đây - Werribee Open Range Zoo -
$42$53/người lớnkèm 1 trẻ em dưới 16 tuổi, xem thêm tại đây - Kyabram Fauna Park -
$25/người lớn, trẻ em không được free,$32/người lớn,xem thêm tại đây
Trẻ em dưới 4 tuổi được miễn phí đi kèm người lớn; trẻ em từ 4-16 tuổi chỉ được miễn phí vào cuối tuần và ngày lễ, còn ngày thường thì 50% giá vé người lớn.
Trong 12 tháng membership, đi sở thú 3 lần là đủ "lại vốn", còn nếu tháng nào cũng đi thì lời quá rồi còn gì ^^
Đi Melbourne Zoo xem voi con mới đẻ
Trong 4 sở thú của Zoos Victoria tôi chọn đi Melbourne Zoo trước nhất, tình cờ đúng sự kiện bé voi con Châu Á đầu tiên chào đời tại Melbourne Zoo qua quá trình thụ thai tự nhiên.
CẬP NHẬT THÁNG 12/2022: Bé voi con đã được đặt tên là Aiyara qua sự bầu chọn của hơn 33,000 thành viên của Zoos Victoria
Cha của Aiyara là Luk Chai - con voi đực đầu tiên được sinh ra ở Úc. Luk Chai ở Western Plains Zoo trước khi chuyển đến Melbourne Zoo vào tháng 12 năm 2020. Từ khi Luk Chai chuyển đến Melbourne Zoo, drama của đàn voi bắt đầu diễn ra: Luk Chai... "thịt" luôn 2 mẹ con Dokkoon và Mali trong cùng 1 khoảng thời gian, khiến 2 con voi cái này mang thai cùng 1 lúc. Dokkoon vừa sinh Aiyara thì khoảng 1 tuần sau Mali cũng hạ sinh 1 bé voi con khoẻ mạnh.
CẬP NHẬT THÁNG 12/2022: Bé voi con của Mali đã được đặt tên là Roi-Yim
Loài voi chỉ có duy nhất một chu kỳ rụng trứng trong nhiều năm và phải mang thai 22 tháng, thêm vấn đề voi Châu Á đang có nguy cơ tuyệt chủng nên việc sinh được voi con khoẻ mạnh khá được quan tâm tại Úc. Aiyara và Roi-Yim được chú ý trong thời gian này một phần khác là bởi "xuất thân" của chúng nữa. Trong khi Aiyara là con voi đầu tiên được sinh ra tại Mebourne Zoo qua quá trình thụ tinh tự nhiên, thì Roi-Yim là con voi đầu tiên có cả cha và mẹ được sinh ra tại Úc.
Cha của Roi-Yim là Luk Chai - mang danh con voi đực đầu tiên được sinh ra ở Úc thì mẹ của Roi-Yim là Mali cũng nổi danh không kém. Mali không những là con voi cái đầu tiên được sinh tại Úc mà còn là con voi đầu tiên được sinh bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo trên đất Úc, bởi vậy 12 năm trước Mali cũng từng được chú ý dữ lắm.
Cũng bởi vì nhiều cái "đầu tiên" như vậy nên thời gian này Melbourne Zoo rất nhộn nhịp
Nhân sự kiện đáng mừng đúng vào kỉ niệm 160 năm thành lập, Melbourne Zoo cho phép khách tham quan xem voi con ở cự li gần, xem miễn phí nhưng phải book trước.
Hôm tôi đi có khá nhiều người xếp hàng đã đời rốt cuộc không được vào xem vì không book trước. Ngay từ cổng vào, nhân viên sở thú đã hướng dẫn nếu muốn xem voi con thì dùng điện thoại quét mã QR trên thông báo Elephant calf viewing để book chỗ. Tôi vào sở thú lúc 9 giờ 15, book suất sớm nhất lúc đó available là 10 giờ 30. Hai mẹ con tôi đi lòng vòng các khu vực khác đợi đến giờ xem voi.
Vào năm 2024, toàn bộ đàn voi châu Á sẽ được chuyển từ Melbourne Zoo sang Werribee Open Range Zoo
Ngoài voi con, Melbourne Zoo có gì?
Có thú. Tất nhiên rồi! ^^
Trên bản đồ thể hiện rất rõ Melbourne Zoo đang có 8 nhóm thú. Tôi chưa đi hết nên chỉ có thể review nhanh một số điểm:
- Larger than life — Nổi bật nhất là những chú hươu cao cổ. Tôi cùng bé rẽ vào xem hươu cao cổ rồi theo cung đường đó đi xem ngựa vằn, khỉ đít đỏ, hoẵng...
- Australian bush — Từ chỗ ngựa vằn có một chiếc cầu gỗ dẫn qua khu vực những loài bản địa chỉ có ở Úc như Kangaroo, Koala, muốn vô khu vực này phải qua vài lớp cửa lưới
- Lion gorge — Tôi trông mong rất nhiều khi bước vào đây nhưng không ngờ nó là khu chán nhất. Sư tử thì nằm ngủ chẳng buồn ngóc đầu dậy (2-3 tiếng sau tôi quay lại tụi nó vẫn ngủ). Hổ thì có mỗi 1 con đi ra rồi lại đi vô. Chó hoang, rắn trăn, báo đốm... thì chả thấy đâu :-<
- Trail of the elephants — Xem voi con ở khu vực này, nhưng khó tìm được chỗ có voi con, tôi phải đi ngược lại cổng chính để nhờ nhân viên giúp đỡ. Book suất 10 giờ rưỡi xem voi mà đến gần 11 giờ mới tìm ra. Cũng hên là nhân viên sở thú vẫn cho vào xem
- Wild sea — Giới thiệu có cả chim cánh cụt, tôi tưởng tượng sẽ được thấy tụi nó chạy lạch bạch trong căn phòng băng, ai dè chỉ có 2 con bé xíu xiu đứng chơi ở bể nước ^^ trông cũng dễ thương. Chim cánh cụt ở đây nhỏ chứ không to như ở 2 cực
- Frog & reptiles — Chỉ là một căn phòng nhỏ, có 8-10 cái lồng kính nhỏ, trong mỗi lồng kính có vài con cóc nhái ếch cũng nhỏ. Và khu vực này nhiều muỗi cực kì
- Growing wild và Gorilla rainforest thì tôi hẹn lần sau ghé xem
Có chỗ ăn uống
Có 5 khu ăn uống rải đều trong Melbourne Zoo:
- Meerkat Café — Ngay cổng vào là thấy ngay
- Elephant Kiosk — Nằm trên cung đường Trail of the elephants. Mẹ con tôi sau khi xem voi con xong thì vào đây ngồi ăn trưa
- Giraffe Lookout Café — Đối diện khu vực hươu cao cổ. Có thể ngồi đây vừa ăn vừa nhìn tụi nó ăn. Hoặc như bé Bôm thì cho chim ăn và rượt chim chạy ^^ còn tôi thì nhấm nháp ly hot latte
- Lakeside Area — Trong khu vực này có:
- Lakeside Sushi Sushi
- Macaw Takeaway
- Ben & Jerry's
- Rail Café — Chỉ mở cửa mùa cao điểm và ngày lễ
Xem thêm chi tiết tại đây
Có shop bán đồ lưu niệm
Tôi vô ngắm cho vui chứ không mua dù được giảm giá 15%.
Có parent room
Trong Lakeside Area, đối diện Macaw Takeaway có Parent Room rộng, sạch, đẹp. Bên trong có trang bị đủ các tiện ích để thay bỉm, pha sữa, nhà vệ sinh cho bé. Tôi "dạt" vào đây khi con buồn ngủ còn ngoài trời thì lắc rắc mưa.
Có khu vui chơi trẻ em
Carousel Park có cầu tuột, thang dây, cầu treo và một bãi cỏ êm để lăn lộn. Bé Bôm chơi hoài không chán, đến khi không còn ai chơi cùng mà vẫn nhất quyết chơi 1 mình ^^
Kinh nghiệm
- Bôi kem chống nắng, chống muỗi trước khi vào sở thú
- Có thể mua đồ ăn (chủ yếu bánh ngọt, fast food chiên xào dầu mỡ) hoặc mang theo đồ ăn (tôi thấy nhiều người mang sandwich kẹp mứt cho dễ bảo quản, còn tôi mang futomakimbap ^^)
- Trail of the Elephants tuỳ thuộc vào tình trạng của các bé voi con mà có thể đóng cửa bất kì lúc nào mà không có thông báo trước