Ăn gì ở Kuala Lumpur? | Review 11 món ăn đặc biệt nhất

Ẩm thực Kuala Lumpur có thể chia làm 3 nhóm: ẩm thực truyền thống Malaysia, ẩm thực Trung Hoa du nhập, đặc sắc ẩm thực Nam Ấn. Trong 2 tuần ở Kuala Lumpur trải nghiệm của tôi về đồ ăn Mã Lai vẫn còn ít dù chả có làm gì khác ngoài tìm đồ ăn ^^ nhưng vì không hạp vị nên chỉ “dám” chia sẻ 11 món “đặc biệt nhất” (không tính mấy loại fast food như Pizza Hut hay Mc Donald’s nha)! Vậy, Thảo đã ăn gì ở Kuala Lumpur?


Các món truyền thống

1: Cà ri + bánh naan @Batu Caves
2: Nasi Lemak vỉa hè

Các thể loại mì

3+4: Mì tôm + cà ri cá @Papparich KL Central
5: Mì vịt quay Ho Weng Kee hoặc Roast Duckking @Lot 10 Hutong
6: Mee goreng mamak @chợ đêm Pasar Malam Sri Petaling gần khu Happy Garden
7: Hokkien mee @Jalan Alor

Các món Hoa

8+9: Dimsum + Lau Sha Pau @Jin Xuan Hong Kong Dimsum
10: Bak kut teh @Pin Qian Klang Bak Kut Teh trong Lot 10 Hutong
11: Canh thuốc Trung Hoa @Ah Yip Herbal Soup (阿業靚湯) nằm trong Plaza Low Yat

#1 — Cà ri + bánh naan

Bánh naan Ấn

Tôi đã từng ăn bánh naan ở Tokyo trong một quán người Ấn gần ga Kichijouji. Tuy đã biết bánh naan có mùi lên men nồng và vị hơi chua nhưng vẫn rất tò mò không biết tại nơi giao thoa văn hóa có nhiều người Ấn như KL thì món bánh naancà ri sẽ như thế nào. Có lẽ do không tìm hiểu trước nên tôi đã có trải nghiệm không mấy tốt với bánh naan vị-chanh-dây và đĩa cơm-chiên-chan-dầu không muốn nhớ giá T_T

Hình chỉ mang tính minh họa chứ thực tế phũ phàng dữ lắm T.T

#2 — Nasi Lemak

Nasi lemak chuẩn thì phải thế này!

Gồm: 1 chén cơm + món chính (có thể là gà rán, cá hoặc thịt kho nước dừa hoặc thịt kho cay) + nửa quả trứng luộc + đậu rang muối + cá khô và sốt ớt tương sambal. Món này phổ biến như cơm đĩa ở Việt Nam vậy đó.

Các món kho-nước-dừa ở Mã Lai đều được gọi là cà ri. Tính ra thì Nasi lemak ở KL ngon hơn ở Sing, nhưng không có cửa với cơm tấm Việt Nam 😉

Giá: 2RM/phần

#3 — Mì tôm Papparich

ăn gì ở kuala lumpur Prawn mee
Tô mì chất lượng, nhanh trí bắt chước về làm đồ ăn sáng ^^

Ban đầu tôi cứ tưởng món này là cà ri vì nó đỏ chét 😐 Vẫn là sợi mì Phúc Kiến nhưng được nấu với nước luộc tôm, topping đủ thứ.

Trong menu của Papparich, món này có tên là Pappa Prawn Mee (Mì Tôm Pappa – là mì có con tôm THẬT chứ không phải “mì tôm” của Việt Nam mình đâu). Vị chua cay như Tom Yum Thái. Vừa ăn vừa hít hà đã lắm :)))

Giá cũng chua: 13.9RM

#4 — Cà ri cá

ăn gì ở kuala lumpur - fish curry
Cà ri cá đặc sản

Được nấu từ cá nước ngọt, thường là cá điêu hồng hoặc cá lóc. Vị cay nồng. Ăn với cơm, bánh mì hay mì đều ngon.

Cà ri cá có các loại gia vị đặc trưng: bột cà ri, nước cốt dừa, hạt thìa là… nhưng đặc biệt hơn một chút nữa là có cho thêm một ít mắm ruốc belacan và ít sữa tươi. Ai bị dị ứng với sữa tươi thì cân nhắc không nên ăn cà ri Mã Lai nha.

Món được chia sẻ khá nhiều trên các diễn đàn là cà ri gà, nhưng tôi giới thiệu với bạn cà ri cá vì món này ngon hết xẩy con bà bảy! Mà giá cũng hết xẩy luôn: 28.9RM!

#5 — Mì vịt quay

ăn gì ở kuala lumpur

Món mì vịt quay của người Hoa có mùi thơm phức và cọng mì giòn dai không bở trong suốt quá trình ăn. Tôi rất muốn học cách nấu món này vì ngon khó cưỡng.

Giá khá chua: 14.5RM

#6 — Mee Goreng Mamak

ăn gì ở kuala lumpur - mee goreng

Mee goreng có nghĩa là mì xào, thường được xào chung với thịt và rau cải đắng. Mì chay thì thay thịt bằng giá. Trong nhà hàng họ ít khi dùng rau cải mà dùng rau chân vịt (spinach). Mee goreng ở cả KL và Bali đều dùng khá nhiều dầu mỡ để chiên xào, ăn ngán xỉu. Đại loại là món mì trứng xào thôi hà. Không có gì đặc biệt hết, được cái rẻ so với các món khác.

Giá: 6RM/phần

#7 — Hokkien Mee

ăn gì ở kuala lumpur - hokkien mee

Hokkien mee có xuất xứ từ Phúc Kiến, Trung Quốc. Mì chiên lên, trộn với tương đen ra một món màu nâu đen gần giống như mì Jajang của Hàn. Có nơi cho thêm tôm kho, có nơi thêm mực xào và rau. Bạn muốn thêm gì thì cứ yêu cầu khi gọi món.

Giá: 5RM/phần

#8 — Dimsum

ăn gì ở kuala lumpur - dimsum
Dimsum ở Jin Xuan Hong Kong Dimsum. Xửng màu xanh có giá đắt hơn xửng màu vàng

Dimsum (點心 – điểm tâm) trong tiếng Trung có nghĩa là “chạm đếm trái tim”. Nguồn gốc ra đời xuất phát từ thói quen uống trà của người Hoa. Họ chế ra mấy món đồ ăn nhỏ nhỏ để dùng lót dạ với trà. Những món dimsum phổ biến thường hay nghe nói đến là xíu mại, há cảo, hoành thánh, bánh bao, bánh cuốn tôm… các thứ í!

Giá: ở Jin Xuan Hong Kong Dimsum bán kiểu đồng giá hết, khoảng 3-5RM/món/xửng

#9 — Lau Sha Pau

ăn gì ở kuala lumpur - lau sha pau

Vỏ bánh bao kim sa (Lau Sha Pau) có sữa tươi nên rất thơm. Đây là bánh bao ngọt, nhân trứng tan chảy. Cắn một miếng không cẩn thận là nhân trào hết cả ra dính tèm lem liền.

Giá: Ăn 2 chỗ nên không nhớ chỗ nào giá nào nữa, mà khoảng 13RM/xửng/3 cái

#10 — Bak Kut Teh

ăn gì ở kuala lumpur - bak kut teh

Bak Kut Teh là canh sườn heo hầm với đủ thứ gia vị và thảo mộc. Món này cũng nổi ở Singapore lắm. Tuy nhiên bak kut teh ở Mã Lai đậm vị hơn, có màu sẫm hơn vì sử dụng nhiều nước tương đen trong quá trình ướp thịt và nồng mùi các loại thảo mộc trong khi bak kut teh ở Singapore thì có màu nhạt và nồng mùi tiêu.

Giá: 19.8RM/set

#11 — Canh thuốc Trung Hoa

ăn gì ở kuala lumpur - canh thuốc Ah Yip Herbal Soup
Canh thuốc ở Ah Yip Herbal Soup (阿業靚湯, 1996)

Món cuối cùng tôi muốn giới thiệu là canh thuốc bắc Trung Hoa – (khỏi nói cũng biết) có giá trị dinh dưỡng cao nhất trong 11 món. Món này hay có trong phim vua chúa cung đấu đầu độc nhau nè. Tôi có thử nấu một lần, housemate người Nhật cũng tấm tắc khen mà chả biết khen thật hay khen lịch sự =))))

Ah Yip Herbal Soup (阿業靚湯, 1996) là nhà hàng chuyên về các món canh hầm Trung Quốc. Giá các món có hơi cao nhưng chất lượng thì miễn bàn.

Giá: 22.9RM/set

Kinh nghiệm ăn gì ở Kuala Lumpur

  • Bạn nên ghé mấy khu chợ đêm ở Kuala Lumpur – hầm bà lằng các món ăn địa phương – hơn khu đã bị “quốc tế hóa” như Jalan Alor. Chợ đêm ở KL cũng giống các khu chợ của Việt Nam nên đừng cảm thấy hụt hẫng nha :))
  • Đi ăn đã đời ở nhiều nơi mới biết, nếu muốn ăn mấy món truyền thống Malaysia thì cứ vô Papparich, đảm bảo sạch sẽ và ngon, lại đúng kiểu. Tôi ăn ở Papparich Dining Nu Sentral nằm trong KL Sentral. Bữa đó ăn đâu hết 60RM lận 😐
  • Bánh bao kim sa đúng vị thì nên ăn ở Jin Xuan Hong Kong Dimsum. Trong Lot 10 Hutong cũng có bánh bao kim sa (tiệm Layumcha) nhưng không ngon bằng Jin Xuan đâu, bị sượng phần vỏ, còn nhân thì không chảy như bên Jin Xuan.
  • Mì vịt quay thì nên ăn ở Ho Weng Kee hoặc Roast Duckking. Ở Roast Duckking không chỉ có vịt quay, mà còn có heo quay. Bạn có thể gọi 1 phần mì kết hợp cả vịt quay và heo quay. Còn Ho Weng Kee chỉ phục vụ vịt quay thôi. Hai cửa tiệm này đều có món mì thịt quay ngon đậm đà, lớp da giòn thấm gia vị, thơm lừng. Món ăn kích thích cả khướu giác lẫn thị giác làm thật sự khó mà cưỡng nổi. Hai tiệm này tiệm nào cũng bá cháy!
  • Ho Weng Kee, Roast DuckkingPin Qian Klang Bak Kut Teh đều nằm trong Lot 10 Hutong cả. Để cho gọn thì bạn làm một food tour trong Lot 10 cũng đủ rồi :)) Có điều Lot 10 nằm ở tầng hầm của khu thương mại nên kín như bưng. Mỗi khi đông khách thì càng cảm thấy ngột ngạt

Kuala Lumpur không phải là nơi có nền ẩm thực nổi tiếng hay dấu ấn riêng mà nó đa dạng và phức tạp bởi sự trộn lẫn các nền ẩm thực. Bán đảo Mã Lai từng có lịch sử chung với Singapore, nên những món như laksa, bak kut teh hay cơm gà Hải Nam đều là món ăn quen thuộc của cả 2 nước. Hay nhờ mối quan hệ thân thiết với Indonesia mà cả hai quốc gia này cũng có món ăn chung như satay, rendangsambal. Tuy là món chung nhưng vị cũng có đôi chút khác biệt đó 😉

Lịch trình ăn uống kết thúc với sự hụt hẫng vì các món ngon hầu hết đều bắt nguồn từ Trung Hoa chứ không phải xuất phát từ truyền thống Mã Lai. Kiểu này ai mà hỏi nên ăn gì ở Kuala Lumpur thì chắc là sẽ trả lời là giống y chang ăn ở Hongkong, Macau, Đài Loan zị!

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x