Spring 🌿 Travel

Ngày Nyepi 2018: Bali không có internet?

Ngày Nyepi (hay Day of Silence) là "Ngày im lặng" - 1 trong 6 ngày lễ đón năm mới của Bali. Lễ này chỉ có ở Bali. Nghe lễ tết thì nghĩ chắc dzui nhưng Bali ngộ một cái, trái ngược với một số nền văn hoá khác trên thế giới mừng năm mới với đủ loại lễ hội náo nhiệt thì vào ngày thứ 3 của Lễ năm mới Bali toàn bộ đảo Bali phải dành cho sự im-lặng-hoàn-toàn, theo nghĩa đen. Thậm chí không có bất kì hoạt động nào tại sân bay hay cảng biển, đúng kiểu nội bất xuất ngoại bất nhập.

  • Trong ngày thứ nhất (lễ Melasti) và ngày thứ 2 (lễ Bhuta Yajna) thì các lễ hội và hoạt động diễn ra rất náo nhiệt. Tất cả người dân Bali bắt buộc phải tham gia, người không tham gia sẽ bị phạt tiền.
  • Vào ngày thứ 4 (lễ Yoga/Brata) người dân Bali bắt đầu thiền từ 6 giờ sáng đến 6 giờ sáng hôm sau.
  • Ngày thứ 5 (lễ Ngembak Agni/Labuh Brata) họ dành thời gian đi thăm người thân, hàng xóm, bạn bè... Không khí lễ hội lại xôm nhờ nghi lễ hôn nhau The Kissing của thanh niên Bali chào mừng năm mới (cái này vui nè :lol:)
  • Ngày cuối cùng (lễ The Dharma Shanti) là ngày đọc Kinh thánh kết thúc tuần lễ thánh này.
  • Riêng ngày thứ 3 trong kì lễ - "Ngày im lặng", được gọi là Tết của người Bali, thì không khí trầm hẳn xuống. Ngày này người dân Bali phải tuân theo 4 giới luật:
    1. Không ánh sáng (Amati Geni): không đốt lửa hay bật đèn, đèn cầy hay đèn điện đều không được, trời tối kệ trời, nhà tối kệ nhà, tối hù vậy đó, để cầu nguyện.
    2. Không làm việc (Amati Karya): toàn bộ nhà cửa, cửa hàng trên đảo đều đóng cửa không hoạt động, mang ý nghĩa để thanh tẩy và đổi mới con người.
    3. Không tham gia giao thông (Amati Lelunganan): không ra khỏi nhà, không đi đâu hết.
    4. Không vui chơi giải trí (Amati Lelanguan): không có bất kì hình thức vui chơi nào, đã vậy còn phải ăn chay hoặc nhịn ăn. Khách du lịch, người ngoại đạo đến Bali cũng đều phải tuân thủ. Các khách sạn, nhà nghỉ cũng được yêu cầu che hết cửa sổ và cửa ra vào. Theo nhiều nguồn truyền thông địa phương, cơ quan có thẩm quyền về đạo Hindu PHDI đang vận động kêu gọi nhà chức trách để buộc nhà cung cấp dịch vụ viễn thông (mà ở đây là Bộ Truyền thông và Công nghệ Thông tin Kominfo) tắt Internet trong một ngày từ 6 giờ sáng ngày 17/3 đến 6 giờ sáng ngày 18/3, vì hiện nay có quá nhiều du khách và dân địa phương không tuân thủ giới luật, chưa kể là còn tự sướng rồi đăng lên các mạng xã hội, làm giảm sự linh thiêng của nghi lễ này. Một số quan chức cao cấp nhất của Bali đã ủng hộ kế hoạch "nói không với Internet trong ngày Nyepi".

CÓ THỂ BẠN ĐÃ BIẾT:
- Ngày Nyepi ở Bali giống như mùng Một Tết Âm lịch của Việt Nam vậy đó, còn ngày lễ Bhuta Yajna nhắc đến dưới đây thì giống 30 Tết!
- Người Bali dùng lịch Caka, lễ năm mới không cố định, ví dụ năm ngoái lễ năm mới bắt đầu từ 26/03 còn năm nay là 15/03 (giống Việt Nam xài lịch âm đó mà).
- Lễ năm mới của đất nước Indonesia là vào ngày 1 tháng 1 hàng năm. Dù Bali thuộc Indonesia nhưng lễ năm mới của Bali không liên quan đến phần còn lại của đất nước.


Ngày Nyepi theo lịch Bali

NămNgàyNăm Caka
2018Thứ 7, ngày 17/31940
2019Thứ 4, ngày 06/31941
2020Thứ 4, ngày 23/31942
2021Chủ Nhật, ngày 14/31943
2022Thứ 7, ngày 03/31944
2023Thứ 4, ngày 22/31945
2024Thứ 2, ngày 11/31946
2025Thứ 7, ngày 29/31947
2026Thứ 5, ngày 19/31948
2027Thứ 2, ngày 08/31949
2028Chủ Nhật, ngày 26/31950
2029Thứ 5, ngày 15/31951
2030Thứ 3, ngày 05/31952

Không có internet, không đèn điện, không vui chơi, không đi đâu hết, lại còn phải ăn chay, bạn có còn muốn đến Bali vào ngày Nyepi?

Chia sẻ bài viết:

Bài viết liên quan:

Xin chào!

TÔI LÀ THẢO, TÁC GIẢ CỦA BLOG NGÀY LANG THANG.

Tôi có sở thích viết lách và đi đây đi đó. Cuối cùng tôi đã duy trì được việc này gần 1 thập kỷ. Thật là đáng tự hào ^^

Subscribe
Notify of
guest
1 Comment
Oldest
Newest
Inline Feedbacks
Xem tất cả
trackback
11 months ago

[…] chức dựa theo lịch đó, giống kiểu Tết Nguyên đán tổ chức theo lịch âm hay Bali dùng lịch Caka vậy […]

1
0
()
x